Phúc chỉ nơi giấu thi thể nạn nhân
Trước đó, ngày 16/3, Công an huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) tiếp nhận đơn trình báo của bà Nguyễn Thị Dinh (56 tuổi, trú ở xóm Hồng Phong 2, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) về việc con gái bà là Trần Thị Huyền Trang (33 tuổi) bị mất tích sau khi về quê chồng tại thôn Cù Và, xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ăn Tết Nguyên đán.
Gia đình bà Dinh đã nhiều lần liên lạc qua số điện thoại của chị Trang nhưng không được, hỏi chồng chị Trang là Nguyễn Thái Phúc thì anh con rể ậm ờ cho rằng chị Trang bỏ nhà đi đâu không rõ. Mặc dù chị Trang bỏ đi nhưng chứng minh nhân dân và đồ dùng, trang sức cá nhân của chị Trang vẫn còn ở nhà Phúc. Nhận thấy sự mất tích của chị Trang có nhiều bí ẩn, gia đình bà Dinh nghi con gái mình đã bị thủ tiêu.
Từ tin báo của gia đình bà Dinh, Công an huyện Sơn Tịnh đã khẩn trương vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, khi đến nhà Trần Thái Phúc thì được biết, sau Tết Nguyên đán, Phúc cùng 2 con chung với chị Trang và mẹ đẻ đã vào TP.HCM làm ăn.
Với sự hỗ trợ tích cực của Công an TP.HCM, Công an huyện Sơn Tịnh đã xác định được nơi tạm trú của Trần Thái Phúc ở quận Tân Phú và yêu cầu Phúc về Quảng Ngãi làm việc với cơ quan Công an vào ngày 9/4 về việc người vợ bị mất tích. Biết sớm muộn công an sẽ phát hiện ra hành vi của mình, cộng với sự ân hận nên ngày 8/4 Phúc đã về quê tự thú hành vi giết vợ rồi phi tang trong một bi đựng nước phía sau nhà.
Theo lời khai của Phúc, trước năm 2005, Phúc từ Quảng Ngãi vào TP.HCM làm ăn rồi quen và yêu chị Trang (quê Nam Định) vào đây mưu sinh. Hai người kết hôn năm 2006. Năm 2007, chị Trang sinh con gái đầu lòng, Phúc đưa vợ con về quê sinh sống. Đến năm 2013, vợ chồng Phúc đưa con cùng mẹ ruột vào lại TP HCM, thuê nhà tại quận Tân Phú để làm nghề buôn bán vải. Năm 2015, chị Trang sinh thêm một con trai…
Hàng ngày vợ chồng Phúc ra chợ buôn bán, mẹ Phúc trông 2 cháu. Kinh tế gia đình Phúc đủ chi tiêu, quan hệ giữa mẹ Phúc và chị Trang không có mâu thuẫn gì lớn có thể gọi là chuyện “mẹ chồng- nàng dâu”, cuộc sống nói chung là dễ chịu. Vậy mà chỉ trong một phút nóng giận thiếu kiềm chế, cộng với “ma men” dẫn lối, Phúc đã đoạt mạng người vợ của mình.
Đến ngày 13/1/2017, vợ chồng Phúc cùng 2 con và mẹ về Quảng Ngãi ăn Tết. Ngày 24/1/2017 (tức 27 tháng Chạp năm Bính Thân) sau khi ăn trưa ở nhà hàng xóm cùng thôn, hai vợ chồng Phúc trở về nhà. Lúc này khoảng 14h, chị Trang pha sữa cho con trai nhỏ uống và nhờ mẹ chồng tiếp tục cho uống để ru ngủ cháu, còn mình đi giặt đồ.
Đang ở nhà dưới, nghe tiếng khóc của con do bị nôn sữa, chị Trang liền to tiếng với mẹ chồng. Cho rằng vợ cư xử hỗn láo với mẹ mình, Phúc chửi vợ nhưng chị Trang cãi lại, hai vợ chồng cãi vã.
Thấy vậy, mẹ của Phúc bỏ đi. Sẵn trong người có hơi men, Phúc liền xuống sau nhà thấy sẵn có 1 cây nhíp xe ôtô dựng ở trong bếp liền mang với ý định dọa đánh vợ nhưng chị Trang vẫn không chịu bớt lời. Tức giận, Phúc liền cầm thanh nhíp đánh thẳng vào đầu chị Trang làm chị ngã ngửa ra phía sau. Lúc này thấy chị Trang vẫn còn la lối, Phúc liền lao đến đè chị Trang rồi dùng 2 tay bóp cổ, được khoảng 2 phút không thấy chị Trang động đậy thì Phúc bỏ tay ra.
Biết vợ đã chết, Phúc lôi thi thể vợ giấu xuống bếp rồi lau sạch vết máu trên nền nhà. Tiếp đó Phúc tháo toàn bộ nữ trang trên trên người chị Trang ra bỏ vào bao nilon đem giấu ở dưới đất trong phòng ngủ, để 2 viên gạch đè lên. Còn điện thoại di động của vợ, Phúc tháo lấy sim để trên tủ, vỏ máy bỏ vào hốc phía chân tường nhà bếp…
Đến khoảng 17h cùng ngày, mẹ Phúc về hỏi chị Trang đâu thì Phúc trả lời sau khi vợ chồng cãi nhau, Trang đã bỏ đi rồi.
Tối cùng ngày, Phúc bí mật đem thi thể vợ bỏ vào chiếc bồn nước bỏ hoang sau nhà, rồi dùng mền, áo ấm ủ lại, sau đó xúc cát phía trước nhà đổ vào lấp đầy. Đến sáng 25/1, lợi dụng nhà vắng người, Phúc mua xi măng trộn hồ đổ vào chiếc bồn nước nhằm ngăn mùi hôi và để tránh phát hiện. Những ngày sau đó, Phúc vẫn sinh hoạt bình thường.
Đến ngày 9/2, Phúc đưa 2 con và mẹ ruột vào lại TP.HCM để tiếp tục buôn bán vải, nếu có ai hỏi vợ đâu thì Phúc dửng dưng trả lời rằng vợ mình cãi nhau với chồng rồi giận dỗi bỏ đi đâu không rõ.
Ngay trong đêm 8/4, cùng với việc lấy lời khai hung thủ, cơ quan điều tra đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khai quật nơi giấu xác chị Trang. Cơ quan điều tra đã thu giữ được các đồ vật như sim điện thoại, vỏ điện thoại, giấy CMND, quần áo cũng như đồ trang sức của nạn nhân.
Hiện Công an huyện Sơn Tịnh đã chuyển hồ sơ và đối tượng Trần Thái Phúc cho cơ quan Công an tỉnh Quảng Ngãi tiến hành điều tra theo thẩm quyền.
Sau khi giết vợ, người chồng đã bỏ xác vào bồn nước sau đó đổ cát và bê tông phủ lên phi tang.
" alt=""/>Lý do rợn người của kẻ giết vợ giấu xác phi tangVụ bê bối tình dục của Sean ‘Diddy’ Combs vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận suốt 10 ngày qua, kể từ khi rapper 55 tuổi này bị bắt.
Trang UsWeekly thông tin thêm về chi tiết mới liên quan đến việc phát hiện 1000 chai dầu trẻ em trong nhà Diddy. "Tôi không biết 1000 chai này đến từ đâu. Tôi không tưởng tượng được là nó có tới cả nghìn chai", Marc Agnifilo chia sẻ trên TMZ trong bộ phim tài liệu sắp ra mắt.
Luật sư của rapper phỏng đoán Diddy sử dụng dầu em bé (vốn là sản phẩm chăm sóc da dành cho trẻ em) cho các cuộc thác loạn. Tuy nhiên, người này không hiểu sao thân chủ của mình phải mua tới cả nghìn chai trong khi 1 chai có thể sử dụng được khá lâu. "Có lẽ vì nhà anh ấy rộng nên mua luôn với số lượng lớn bởi hệ thống Costcos có khắp nơi", Marc Agnifilo nói.
Diddy đã bị bắt giam ngày 16/9 sau khi bị truy tố. Nhưng rapper sinh năm 1969 phủ nhận cáo buộc buôn bán tình dục bằng vũ lực, tống tiền... Diddy 2 lần bị từ chối tại ngoại và đang bị giam giữ để chờ ngày ra tòa vào đầu tháng 10 tới.
Một ngày sau khi Diddy bị bắt, bản cáo trạng dài 14 trang được công bố. Theo đó, rapper bị cáo buộc đã "dàn dựng các màn trình diễn tình dục công phu" mà hầu hết diễn ra trong các phòng khách sạn. Thông tin trên khiến Hollywood chấn động những ngày qua với nhiều cái tên đình đám bị lôi vào cuộc.
Quỳnh An - Theo UsWeekly
Theo UBND TP HCM, hiện có 4 trường quốc tế được Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm giảng dạy chương trình nước ngoài hoặc chương trình tích hợp gồm: THCS-THPT Quốc tế APU, TH-THCS-THPT Quốc tế Sài Gòn Pearl, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ. Bốn trường này phải chấm dứt hoạt động thí điểm, khẩn trương chuyển đổi mô hình hoạt động dứt điểm trong năm 2020-2021.
Liên quan tới việc này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM cho biết, Sở sẽ tham mưu với UBND TP để không dừng đột ngột chương trình đang thí điểm mà sẽ thực hiện việc ngưng dạy chương trình nước ngoài theo lộ trình, thực hiện cuốn chiếu theo lộ trình từng năm.
Cụ thể, theo ông Hiếu, với học sinh đã học ổn định chương trình thí điểm thì vẫn tiếp tục học bình thường. Việc dừng các chương trình thí điểm sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm học 2021-2022 dành cho đối tượng học sinh tuyển sinh mới ở các lớp đầu cấp (lớp 1, 6, 10).
Theo ông Hiếu, việc thí điểm chương trình nước ngoài tại 4 trường trên căn cứ theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/8/2018) của Chính phủ. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được phép thực hiện hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo nhiều loại hình như chương trình có vốn đầu tư nước ngoài, liên kết đào tạo, chương trình tích hợp.
Nghị định 86 cho phép các trường tư thục thực hiện chương trình nước ngoài (mà trường đang giảng dạy) tích hợp chương trình Việt Nam để đảm bảo 2 mục tiêu là học sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp của Việt Nam nhưng vẫn đủ điều kiện nhận các chứng chỉ quốc tế theo nguyện vọng du học của học sinh và gia đình.
Minh Anh
Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ nay đến ngày 20/11 chỉ thu học phí chương trình Tiếng Anh tích hợp đối với những tiết học với giáo viên nước ngoài, mức thu từ 106-116 nghìn đồng/tiết tùy cấp học.
" alt=""/>Không dừng đột ngột chương trình nước ngoài ở 4 trường quốc tếVăn bản do Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn ký. Theo đó, Bộ Xây dựng đã nhận được đơn của các cư dân mua căn hộ tại Dự án Khu Đoàn Ngoại giao (quận Bắc Từ Liêm) do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư.
Theo phản ánh của cư dân Khu Đoàn Ngoại giao, hạ tầng nội khu của toàn bộ dự án đang trong quá tình trạng xây dựng dở dang và thiếu so với quy hoạch được duyệt. |
Nội dung đơn phản ánh việc cơ sở hạ tầng kết nối dự án Khu Đoàn Ngoại giao với bên ngoài cũng như hạ tầng nội khu của toàn bộ dự án đang trong quá tình trạng xây dựng dở dang và thiếu so với quy hoạch được duyệt, toàn bộ cư dân phải sử dụng một tuyến đường giao thông duy nhất từ đường Phạm Văn Đồng vào với mật độ xe đông đúc, các cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, khu dịch vụ công cộng chưa được xây dựng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền và chủ đầu tư sớm kết nối hạ tầng giao thông, triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội theo đúng quy hoạch đã được duyệt để đảm bảo ổn định cuộc sống cho cư dân.
“Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ quy định của pháp luật, thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thanh tra Bộ chuyển đơn của các cư dân đến UBND TP Hà Nội để xem xét theo thẩm quyền và trả lời công dân theo quy định” – văn bản gửi UBND TP Hà Nội nêu rõ.
Liên quan đến dự án Khu Đoàn Ngoại giao, không chỉ tồn tại vấn đề về kết nối giao thông, nhiều cư dân tại đây cũng đang lo lắng trước việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Ngoại giao đoàn có thể dẫn đến nguy cơ “băm nát” KĐT từng được coi là ở nơi đáng sống và là điểm nhấn của Thủ đô.
Sau 7 năm điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu ngoại giao đoàn vào năm 2010, mới đây nhất ngày 22/5/2017, Hà Nội quyết định tiếp tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu ngoại giao đoàn.
Theo đó, nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu.
Như ô đất ký hiệu CC2 có diện tích khoảng 9.549m2 trước đây được phê duyệt có chức năng công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5% nay được điều chỉnh với mật độ xây dựng tăng lên 40%.
Ô đất CC3-4, có chức năng đất công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%, tầng cao trung bình là 5 tầng thì nay được được chuyển đổi sang mục đích sử dụng là đất công cộng đô thị (công cộng, dịch vụ thương mại văn phòng), nâng mật độ xây dựng lên 35% với tầng cao công trình là 15 tầng + 3 tầng hầm.
Ô đất CC5 được quy hoạch là đất công cộng, dịch vụ, thương mại với mật độ xây dựng 30%, tầng cao trung bình là 7 tầng thì nay được điều chỉnh thành lô đất có ký hiệu HH1, chức năng là đất hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, nhà ở) với mật độ xây dựng nâng lên 41%, tầng cao công trình 27 tầng + 3 tầng hầm với dân số khoảng 1.505 người…
Hay ô đất ĐMKT1 có chức năng đất đầu mối kỹ thuật (xây dựng trạm biến thế điện) không xác định tầng cao mật độ nhưng nay điều chỉnh thành đất công cộng với mật độ 40%, tầng cao trung bình 12 tầng+ 2 tầng hầm.
Theo phản ánh của cư dân, việc điều chỉnh quy hoạch khu đô thị được làm theo đúng quy trình trong đó có cả việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư. Nhưng nhiều cư dân đang sống tại khu đô thị gần đây mới biết về quyết định điều chỉnh quy hoạch này.
Sáng ngày 8/10 vừa qua, cư dân khu đô thị Khu Đoàn Ngoại giao đã căng băng rôn phản đối việc điều chỉnh quy hoạch này.
Hồng Khanh
Theo quyết định điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao của Hà Nội mới đây nhiều ô đất được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng làm thay đổi cảnh quan khu đô thị như thiết kế dự kiến ban đầu.
" alt=""/>Bộ Xây dựng chỉ đạo Hà Nội xem xét kiến nghị cư dân Khu Đoàn Ngoại giao